Chuyển đến nội dung chính

Nhung hươu

Nhung hươu có tên khoa học Cornu cervi parvum. Đây chính là phần sừng non của con hươu đực hoặc con nai sau khi đã được chế biến.
Khu vực phân bố
Khi ngành nông nghiệp trăn nuôi hươu chưa phát triển thì nhung hươu là một mặt hàng xa xỉ, vô cùng quý hiếm chỉ có ở khu vực rừng núi, rừng nguyên sinh mới có cơ hội sở hữu dược liệu này.
Ngày nay, trăn nuôi hươu để lấy nhung là một trong những ngành trăn nuôi vô cùng phát triển, ở nước ta nhiều gia đình đã thoát nghèo và giàu lên nhờ chăn nuôi hươu.
Hiện nay các tỉnh có ngành trăn nuôi hươu phát triển như: Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Thái Bình, Ninh Bình….. chính vì vậy mà việc sở hữu nhung hươu hiện nay không còn quá khó khăn như xưa, nhung hươu cũng vì thế mà trở thành một dược phẩm bình dị mà ai cũng có thể sở hữu.
Hươu ngày nay đã khá phổ biến nhưng chủ yếu là hươu nuôi, kinh nghiệm dân gian nếu kiếm được nhung hươu săn bắn từ rừng (hoặc hươu nuôi thả cho ăn bằng các loại lá cây rừng) mới quý, chất lượng nhung hươu mới có giá trị cao.
Cách chế biến và thu hoạch nhung hươu
Hươu đực khi được 3 tuổi bắt đầu cho nhung, nhung hươu được thu hoạch vào mùa xuân bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 4 dương lịch.
Mỗi năm hươu chỉ cho nhung 1 lần, khi sừng hươu mọc được khoảng 40 đến 50 ngày (lúc này sừng hươu còn non, rất mềm) người ta tiến hành cắt sừng hươu để lấy nhung, đây là thời điểm mà nhung hươu có chất lượng tốt nhất.
Cách chế biến:
Cách 1: Tẩm rượu sấy khô:
Cách chế biến lộc nhung rất cầu kỳ, sau khi lộc hươu vừa được cưa xong phải mang đi chế biến ngay bằng cách ngâm vào rượu 5-6 tiếng, sau đó đem đi sấy khô, làm như vậy khoảng 3-4 lần tới khi nhung khô đều là được. (1 cặp nhung khi còn tươi nặng 700-800g, sau khi sấy khô chỉ còn 250g)
Cách 2: Nhúng nước nóng sấy khô:
Lộc hươu vừa cắt xong, lấy dây bộc bặt đầu cắt cho máu không chảy ra, nhúng vào nước sôi 3-4 lần mỗi lần 15 đến 20 phút, sau đó đem sấy khô trong lò ở nhiệt độ khoảng 75 độ đến khi nhung khô đều là được (thời gian sấy khoảng 2-3 giờ).
Cách 3: Bỏ tủ lạnh bảo quản để dùng dần
Hiện nay hầu hết gia đình đều có tủ lạnh, ta có thể bỏ nhung hươu tươi vào trong ngăn đá tủ lạnh để dùng dần.
Nhung hươu tươi
Thành phần hóa học
Nhung hươu (lộc nhung) là một trong những vị thuốc được giới khoa học đặc biệt quan tâm, đi sâu nghiêm cứu từ lâu. Qua các công trình nghiên cứu các nhà khoa học thấy nhung hươu là một dược phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao.
Trong đó có tới 25 loại axit amin; 26 nguyên tố vi lượng, muối. Đây đều là những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
*Công dụng nhung hươu
Theo y học cổ truyền nhung hươu có vịkinh thận, can, tâm và tâm bào. Là một vị thuốc bổ, lộc nhung có rất nhiều lợi ích cho cơ thể, trước tiên phải kể đến các tác dụng chính sau:
  • Tác dụng tăng cường sức khỏe, tăng khả năng dẻo dai và chống mệt mỏi giúp nâng cao hiệu quả công việc, đặc biệt những công việc có cường độ cao.
  • Tác dụng tăng cường tiêu hóa, tăng khả năng hấp thu
  • Tác dụng tăng cường trí nhớ
  • Giúp ăn ngủ tốt, tăng cân ở người gầy
  • Tác dụng giúp tinh tinh, bổ tủy, sinh huyết (bổ máu)

Đối tượng sử dụng
  • Dùng cho người suy nhược cơ thể, người già mắt mờ
  • Dùng cho người thận dương hư
(Biểu hiện: Sợ lạnh, chân tay lạnh, đau lưng mỏi gối, đi tiểu đêm…)
  • Người huyết áp thấp
  • Người thiếu máu, da xanh xao
  • Dùng cho phụ nữ sau khi sinh
  • Dùng cho người thường xuyên phải làm việc với cường độ cao, người lao động trí óc nhiều
Lộc hươu tươi thái lát
Nhung hươu khô thái lát mỏng
Rượu ngâm lộc nhung
Cách dùng, liều dùng
Ngoài Việt nam còn có Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Liêng Bang Nga và một số nước Đông Âu sử dụng lộc nhung để làm thuốc. Hiện nay ở Liêng Bang Nga đã có loại thuốc bổ được chiết từ nhung hươu cùng Siberia. Cách dùng nhung hươu như sau:
1. Liều dùng bồi bổ hàng ngày:  2-3g/ngày (khoảng 2 lát cắt mỏng nhung hươu) dùng nấu cháo ăn hoặc hấp cách thủy đều được.
Nhung hươu có lượng dưỡng chất rất cao, bởi vậy không nên dùng quá nhiều bởi cơ thể không hấp thụ hết, thải ra ngoài gây lãng phí.
2. Dùng điều trị thận dương hư (Chân tay lạnh, huyết áp thấp, đi tiểu nhiều….): 
Lấy 100g lộc nhung khô, 150g hoài sơn ngâm với 1 lít rượu. Ngâm trong thời gian 20 ngày là dùng được, mỗi ngày dùng 2-3 ly nhỏ.
3. Dùng để điều trị huyết áp thấp, thiếu máu, suy nhược cơ thể
Lộc nhung 2-3g, Đẳng sâm 10g, Đương quy 10g, hoài sơn 10g sắc nước uống hàng ngày.
4. Dùng cho phụ nữ sau sinh
Nhung hươu 3g, bột tam thất bắc 5g nấu cháo ăn hàng ngày.
Lưu ý khi sử dụng
  • Không dùng cho người bị huyết áp cao
  • Không dùng cho người bị suy thận, viêm thận, thận hư
  • Không dùng cho người đi cầu phân lỏng
  • Không dùng cho người bị sơ vữa động mạch

Nguồn: Tổng hợp Online

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

hoa tam thất

Ngoài củ tam thất (Kim bất hoán) là một trong những dược liệu quý được dùng phổ biến, hoa của cây tam thất cũng được cũng là một vị thuốc được sử dụng rất nhiều trong y học cổ truyền. *Những tác dụng quý của Hoa tam thất: Tác dụng điều trị mất ngủ, mơ sảng, khó ngủ, ngủ không sâu giấc (Tác dụng này của Hoa tam thất là vô cùng hiệu quả, kể cả với những người mất ngủ kéo dài, kinh niên. Hoa tam thất sẽ giúp bạn giải quyết bệnh mất ngủ một cách triệt để với hiệu quả đáng kinh ngạc). Tác dụng ổn định huyết áp kể cả người mắc huyết áp cao và huyết áp thấp, Hoa tam thất đều có tác dụng rất tốt. Tác dụng tăng lực: Giúp giảm căng thẳng mệt mỏi khi bạn phải làm việc nặng nhọc với cường độ cao ( Đặc biệt trong những ngày mùa hè oi bức ) Tác dụng tốt cho hệ tuần hoàn, tim mạch: Hoa tam thất được chứng minh là vị thuốc rất tốt cho hệ tim mạch. Những bệnh nhân tim mạch nên sử dụng Hoa tam thất hàng ngày để có một trái tim khoẻ mạnh. Tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giú

Ngũ gia bì, cây chân chim (lá lằng)

Tên khác của Ngũ gia bì Ngũ gia bì còn có tên gọi là Cây chân chim ( cùng họ với Nhân sâm ), một số địa phương miền núi phí Bắc còn gọi là : Cây lá lằng, cây đáng, cây chân vịt, Sâm nam, may tảng … Tên khoa học Acanthopanax aculeatus Seem. Khu vực phân bố Ở Việt nam Cây ngũ gia bì (chân chim) thường mọc hoang dại ở khắp các sườn đồi từ Bắc trí Nam, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía bắc. Ở tỉnh Hòa Bình cây chân chim mọc rất nhiều ở sườn đồi và ven suối. Bộ phận dùng Điểm đặc biệt của Ngũ gia bì, chân chim là không sử dụng toàn bộ thân làm thuốc. Mà chỉ dùng vỏ của thân, vỏ của rễ và rễ nhỏ để dùng làm thuốc Ngoài ra lá cũng được dùng làm thuốc điều trị sưng đau. Cách chế biến và thu hái Cách chế biến đơn giản nhất là rửa sạch đất cát, bóc lấy vỏ hoặc thái mỏng nếu lá rễ nhỏ, rồi phơi hoặc sao khô. Thành phần hóa học Trong cây thuốc có các hoạt chất: Saponin, tanin, tinh dầu. Tính vị Ngũ gia bì có vị đắng chát, tính mát * Công dụng Tác dụng làm vị thuốc

Cây nàng hai

Cây nàng hai còn được gọi là cây ngứa…. Tên khoa học Cây có tên khoa học là Urtica dioica L. Khu vực phân bố Cây nàng hai mọc ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước. Ở nước ta cây mọc nhiều ở một số tỉnh phía Nam như: Huế, Bình Thuận, Lâm Đồng, Đồng Nai, Vũng Tàu…. Bộ phận dùng Toàn cây gồm lá, thân và rễ của cây đều dùng làm thuốc. Cách chế biến và thu hái Cây thường được thu hái vào thời điểm từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm, bằng cách nhổ cả cụm cây, để riêng rễ và lá, đem chặt ngắn phơi khô làm thuốc. Thành phần hóa học Cây có tính độc, rất ngứa nên còn được gọi là cây ngứa. Lông cây nàng hai khi dính vào da sẽ gây ngứa, nổi đỏ rất khó chịu bởi trong lông có chứa dịch chất acide formique, chất này gây ngứa, khiến người bị tiếp xúc gãi liên tục gây nổi mụn. * Công dụng của cây nàng hai Những thông tin về cây nàng hai khá ít ỏi, vị thuốc này mới  được sử dụng trong phạm vi nhân dân. Cây thường dùng để điều trị một số bệnh sau: Tác dụng điều trị sốt kéo dài Tác