Quả chí chuôn chua còn có tên gọi khác là quả tứn khửn, quả dựng lên người, na rừng, na dây, ngũ vị tử nam …. (Về loại quả này có hình dáng gần giống như quả na, nhưng chỉ có kích thước lớn hơn nên còn được người dân gọi là na rừng hay quả na dây).
Từ xưa dân gian đã coi quả tứn khửn là một vị thuốc bổ quý nên còn gọi tứn khửn là ngũ vị tử nam.
Tên khoa học
Kadsura coccinea A. Thuộc họ Ngũ vị tử
Khu vực phân bố
Cây chí chuôn chua thường mọc hoang ở một số tỉnh miền núi phía Tây Bắc như: Sơn La, Điện Biên, Yên Bái….
Bộ phận dùng
Quả và rễ cây là những bộ phận được dân gian sử dụng làm thuốc từ lâu.
Cách chế biến và thu hái
Quả của loại cây này được thu hái vào thời điểm tháng 9 đến tháng 11 hàng năm. Đây là thời điểm quả tứn khửn đã bắt đầu chín.
Thành phần hóa học
Trong quả có chứa glucoza thiên nhiên, rất nhiều axit hữu cơ, protit, chất béo không no.
Quả tứn khửn tươi
Rượu tứn khửn tươi
Tính vị
Vị ngọt, tính bình. Vào 2 kinh tâm và thận.
* Công dụng của quả tứn khửn
Đây là một vị thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm của người dân tộc vùng núi Tây Bắc, loại quả này ngâm rượu còn được mệnh danh là thần dược dựng lên người “Rượu tứn khửn“. Sau đây là một số công dụng chính của vị thuốc:
- Bổ thận tráng dương tăng cường sinh lý
- Kéo dài thời gian quan hệ
- Điều trị chứng vô sinh hiếm muộn
- Điều trị chứng xuất tinh sớm
- Điều trị bệnh huyết áp cao
- Tác dụng Bồi bổ cơ thể
Cách dùng, liều dùng
Thường dùng để ngâm rượu. Có thể ngâm độc vị hoặc ngâm kết hợp cùng với các vị thuốc khác.
Ngâm độc vị quả tứn khửn:
Chế biến: quả tươi và các bạn rửa sạch để ráo nước, tách quả ra thành từng múi nhỏ, bỏ vào bình ngâm.
Cách ngâm: 1kg quả tươi đem ngâm với khoảng 2,5 lít rượu. Ngâm trong thời gian 1 tháng là dùng được.
Nguồn: Tổng hợp Online
Nhận xét
Đăng nhận xét