Qua tai thỏ còn có tên gọi khác là quả chò, quả chò nâu.
Quả của cây tai thỏ có hình dáng rất giống cặp tai thỏ nên được người dân gọi là cây tai thỏ hay quả tai thỏ. Theo kinh ngiệm của đồng bào dân tọc vùng Tây Bắc thì loại thảo dược rừng xanh này có một công dụng rất hay đó là công dụng điều trị bệnh suy tim và bệnh khớp chạy vào tim.
Tên khoa học
Dipterocarpus retusus. Thuộc họ dầu.
Khu vực phân bố
Cây tai thỏ thường mọc ở các tỉnh miền núi phía Tây Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Cao Bằng….
Bộ phận dùng
Quả cây tai thỏ là bộ phận được sử dụng làm thuốc.
Cách chế biến và thu hái
Quả tai thỏ được thu hái vào tháng 8 đến tháng 10 hàng năm. Quả đem về phơi khô làm thuốc.
Thành phần hóa học
Chưa xác định.
Tính vị
Quả tai thỏ có vị chát nhẹ, tính bình. Vào 2 kinh tâm và phế.
* Công dụng của quả tai thỏ
Theo kinh nghiệm dân gian quả tai thỏ có một số công dụng chính như sau:
- Hỗ trợ điều trị bệnh suy tim độ 2
- Điều trị bệnh khớp => dẫn tới bệnh tim (Khớp đớp tim)
Cách dùng, liều dùng
Liều dùng:
- Nữ giới: 9 quả/1 liệu trình 4 ngày
- Nam giới: 7 quả/1 liệu trình 4 ngày
Cách dùng:
Sắc với 3 bát nước, sắc cạn còn 1 bát để uống trong ngày.
- Nữ giới: Ngày đầu tiên dùng 3 quả, 3 ngày còn lại mỗi ngày dùng 2 quả sắc uống (Lưu ý: Bã thuốc của các ngày trước không bỏ đi mà giữ lại để đun cùng với liều mới). Uống xong 1 liệu trình 4 ngày thì nghỉ 1 tuần, sau đó tiết tục sử dụng. Tùy theo mức độ bệnh mà thời gian dùng thuốc thường kéo dài từ 2 đến 3 tháng.
- Nam giới: Ngày đầu tiên dùng 2 quả, 3 ngày còn lại mỗi ngày dùng 1 quả (Bã thuốc cũng không bỏ đi mà tiếp tục sắc với thuốc mới).
Lưu ý:
Đây mới chỉ là kinh nghiệm điều trị bệnh từ dân gian. Hiệu quả điều trị bệnh còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa của từng bệnh nhân.
Nguồn: Tổng hợp Online
Nhận xét
Đăng nhận xét