Tên khác
Râu mèo còn được gọi là cây Bông bạc
Tên khoa học
Orthosiphon stamineus Benth. Thuộc họ hoa môi
Khu vực phân bố
Cây râu mèo mọc và phân bố ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước, nhưng nhiều nhất ở các tỉnh miền núi phía Bắc như: Hòa Bình, Hà tây cũ, Sapa và một số tỉnh có khí hậu lạnh. ở miền nam hiện cũng có cây râu mèo, nguồn cây trong nam có là do người dân đem từ các tỉnh phái Bắc vào nhân giống trồng ở phía nam.
Bộ phận dùng
Y học cổ truyền dùng lá râu mèo (Folium Orthosiphonis) là lá và búp phơi khô của cây râu mèo đề làm thuốc.
Cách chế biến và thu hái
Râu mèo là cây thảo nhỏ, sống lâu năm, cây thường cao 30cm đến 50cm.
Cây được thu hái vào tháng 9 hàng năm, khi cây bắt đầu chuẩn bị ra hoa là thời điểm thu hái tốt nhất, lúc đó cây chưa quá già, các lá đã mọc nhiều cây phát triển mạnh rất, khi thu hái vào thời gian này sẽ cho sản lượng cao nhất.
Người dân cắt cả cây về rồi lọc lấy phần ngọn và lá cây phơi khô để làm thuốc. Hiện nay do cây râu mèo khá khan hiếm niên người dân còn tận dụng cả phần thân của cây để dùng làm thuốc.
Thành phần hóa học
Trong cây có hoạt chất glucozit đắng gọi là Orthosiphonin, it tan trong rượu, tan nhiều trong nước.
Ngoài ra trong cây còn có chứa tinh dầu, một ít chất béo tanin (5-6%), đường và một tỷ lệ khá cao muối vô cơ, trong đó chủ yếu là muối Kali.
Có tác giả còn tìm thấy hoạt chất Saponin tritecpenic gọi là sapophonin. Chất này thủy phân sẽ được sapogenin, arabinoza và hexoza.
* Công dụng
Nước sắc râu mèo làm tăng lượng nước tiểu, đồng thời làm tăng lượng ure, clorua và cả axit uric. Do vậy râu mèo được ứng dụng để tăng cường khả năng đào thải chất độc qua thận.
Tác dụng tăng cường chức năng thận, điều trị bệnh suy thận
Tác dụng điều trị bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi tiết niệu
Tác dụng lợi tiểu: điều trị tiểu rắt, bí tiểu, nước tiểu vàng, tiểu đục, phù thũng
Do có tác dụng đào thải axit uric, râu mèo còn được sử dụng để điều trị bệnh Gút.
Đối tượng sử dụng
Bệnh nhân suy thận
bệnh nhân viêm thận cấp và mãn tính
Bệnh nhân mắc sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi đường tiết niệu
Bệnh nhân bị phù nề do viêm cầu thận, bí tiểu
Bệnh nhân mắc bệnh gout
Cách dùng, liều dùng
Ðơn thuốc điều trị bệnh sỏi thận :
Suy thận, Viêm thận phù thũng, viêm bàng quang: Râu mèo 40g, Mã đề, Tỳ giải, Ý dĩ ( mỗi vị 30g ), sắc uống.
Sỏi niệu đạo, bệnh đường tiết niệu: Râu mèo, Chó đẻ răng cưa, Thài lài, mỗi vị 30g, sắc uống.
Thuốc thông tiểu, điều trị bí tiểu, phù nề: Dùng 10gram râu mèo sắc với 750ml nước, đun cạn còn 500ml nước chia 2 lần uống trong ngày, uống trước khi ăn cơm 30 phút (Neen uống lúc nóng )
Bệnh gút: 20gram râu mèo, 2ogram dây gắm sắc với 1 lít nước uống trong ngày.
Râu mèo còn được gọi là cây Bông bạc
Tên khoa học
Orthosiphon stamineus Benth. Thuộc họ hoa môi
Khu vực phân bố
Cây râu mèo mọc và phân bố ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước, nhưng nhiều nhất ở các tỉnh miền núi phía Bắc như: Hòa Bình, Hà tây cũ, Sapa và một số tỉnh có khí hậu lạnh. ở miền nam hiện cũng có cây râu mèo, nguồn cây trong nam có là do người dân đem từ các tỉnh phái Bắc vào nhân giống trồng ở phía nam.
Bộ phận dùng
Y học cổ truyền dùng lá râu mèo (Folium Orthosiphonis) là lá và búp phơi khô của cây râu mèo đề làm thuốc.
Cách chế biến và thu hái
Râu mèo là cây thảo nhỏ, sống lâu năm, cây thường cao 30cm đến 50cm.
Cây được thu hái vào tháng 9 hàng năm, khi cây bắt đầu chuẩn bị ra hoa là thời điểm thu hái tốt nhất, lúc đó cây chưa quá già, các lá đã mọc nhiều cây phát triển mạnh rất, khi thu hái vào thời gian này sẽ cho sản lượng cao nhất.
Người dân cắt cả cây về rồi lọc lấy phần ngọn và lá cây phơi khô để làm thuốc. Hiện nay do cây râu mèo khá khan hiếm niên người dân còn tận dụng cả phần thân của cây để dùng làm thuốc.
Thành phần hóa học
Trong cây có hoạt chất glucozit đắng gọi là Orthosiphonin, it tan trong rượu, tan nhiều trong nước.
Ngoài ra trong cây còn có chứa tinh dầu, một ít chất béo tanin (5-6%), đường và một tỷ lệ khá cao muối vô cơ, trong đó chủ yếu là muối Kali.
Có tác giả còn tìm thấy hoạt chất Saponin tritecpenic gọi là sapophonin. Chất này thủy phân sẽ được sapogenin, arabinoza và hexoza.
* Công dụng
Nước sắc râu mèo làm tăng lượng nước tiểu, đồng thời làm tăng lượng ure, clorua và cả axit uric. Do vậy râu mèo được ứng dụng để tăng cường khả năng đào thải chất độc qua thận.
Tác dụng tăng cường chức năng thận, điều trị bệnh suy thận
Tác dụng điều trị bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi tiết niệu
Tác dụng lợi tiểu: điều trị tiểu rắt, bí tiểu, nước tiểu vàng, tiểu đục, phù thũng
Do có tác dụng đào thải axit uric, râu mèo còn được sử dụng để điều trị bệnh Gút.
Đối tượng sử dụng
Bệnh nhân suy thận
bệnh nhân viêm thận cấp và mãn tính
Bệnh nhân mắc sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi đường tiết niệu
Bệnh nhân bị phù nề do viêm cầu thận, bí tiểu
Bệnh nhân mắc bệnh gout
Cách dùng, liều dùng
Ðơn thuốc điều trị bệnh sỏi thận :
Suy thận, Viêm thận phù thũng, viêm bàng quang: Râu mèo 40g, Mã đề, Tỳ giải, Ý dĩ ( mỗi vị 30g ), sắc uống.
Sỏi niệu đạo, bệnh đường tiết niệu: Râu mèo, Chó đẻ răng cưa, Thài lài, mỗi vị 30g, sắc uống.
Thuốc thông tiểu, điều trị bí tiểu, phù nề: Dùng 10gram râu mèo sắc với 750ml nước, đun cạn còn 500ml nước chia 2 lần uống trong ngày, uống trước khi ăn cơm 30 phút (Neen uống lúc nóng )
Bệnh gút: 20gram râu mèo, 2ogram dây gắm sắc với 1 lít nước uống trong ngày.
Nguồn: Tổng hợp online
Nhận xét
Đăng nhận xét