Cây rau sam còn có tên gọi khác là cây mã sỉ hiện – ý chỉ loại rau có hình dáng giống như răng của con ngựa.
Tên khoa học
Portulaca oleracea L. Thuộc họ rau sam
Khu vực phân bố
Cây rau sam mọc hoang hoá ở khắp nơi trên cả nước, từ đồng bằng lên trung du miền núi đều thấy có cây thuốc này.
Rau sam thường mọc chủ yếu ở ven bờ ven đường đi hoặc ở các khu đất bỏ hoang. Cây mọc sát đất cạnh các loài cây cỏ dại khác.
Bộ phận dùng
Tất cả các bộ phận của cây rau sam đều được dùng làm thuốc.
Cách chế biến và thu hái
Rau sam được thu hái quanh năm, nhiều nhất là vào thời điểm từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm. Đây là thời điểm mưa nhiều nên cây rau sam phát triển rất tốt người dân thường hái về để nấu canh.
Là một loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe bởi vậy mà nhiều nơi trên thế giới như Pháp, Đức, Trung Quốc, Nhật Bản người dân thuờng sử dụng loại cây này để làm rau ăn hàng ngày, tuy nhiên ở nước ta cây rau sam vẫn chưa được sử dụng phổ biến mà chỉ có số ít người dân dùng làm rau ăn hàng ngày.
Ngoài ra ta cũng có thể về phơi khô bảo quản để dùng dần trong năm làm thuốc.
Thành phần hóa học
Trong cây rau sam có các hoạt chất chính như: protit, gluxit, canxi, sắt và một số loại vitamin như: vitamin C, vitamin B. Đặc biệt trong cây rau sam có lượng axít béo omega 3 rất phong phú, lượng hợp chất này được cho là gấp nhiều lần các loại rau thông thường khác.
Trong rau sam cũng có lượng hợp chất ancaloit có tác dụng chống oxi hóa rất cao. Đây là một trong những hợp chất rất có lợi cho sức khỏe và tuổi thanh xuân.
Tính vị
Theo y học cổ truyền cây rau sam có vị hơi chua, tính hàn (lạnh), không có độc, vào 3 kinh tâm, can và tỳ.
* Công dụng của cây rau sam
Theo kinh nghiệm dân gian rau sam có một số công dụng chính như sau:
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Phòng, hỗ trợ điều trị bệnh ung thư
Tác dụng ổn định huyết áp
Tác dụng an thần, điều trị mất ngủ
Tác dụng nhuận tràng
Tác dụng kháng khuẩn, giúp lành vết thương nhanh chóng
Điều trị viêm nhiễm đường tiểu
Tác dụng giúp da sáng đẹp, giảm nếp nhăn
Điều trị bệnh thiếu máu
Điều trị bệnh kiết lỵ
Điều trị giun
Điều trị rắn độc cắn
Điều trị bệnh bạch đới
Cách dùng, liều dùng
Cây khô: Dùng 10g – 15g cây khô sắc uống hàng ngày.
Cây tươi: Dùng 500g nấu canh ăn hàng ngày hoặc dùng 100g cây tươi giã nát ép lấy nước uống trong ngày.
Lưu ý khi sử dụng
Phụ nữ mang thai và người mắc bệnh sỏi thận không dùng được.
Tên khoa học
Portulaca oleracea L. Thuộc họ rau sam
Khu vực phân bố
Cây rau sam mọc hoang hoá ở khắp nơi trên cả nước, từ đồng bằng lên trung du miền núi đều thấy có cây thuốc này.
Rau sam thường mọc chủ yếu ở ven bờ ven đường đi hoặc ở các khu đất bỏ hoang. Cây mọc sát đất cạnh các loài cây cỏ dại khác.
Bộ phận dùng
Tất cả các bộ phận của cây rau sam đều được dùng làm thuốc.
Cách chế biến và thu hái
Rau sam được thu hái quanh năm, nhiều nhất là vào thời điểm từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm. Đây là thời điểm mưa nhiều nên cây rau sam phát triển rất tốt người dân thường hái về để nấu canh.
Là một loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe bởi vậy mà nhiều nơi trên thế giới như Pháp, Đức, Trung Quốc, Nhật Bản người dân thuờng sử dụng loại cây này để làm rau ăn hàng ngày, tuy nhiên ở nước ta cây rau sam vẫn chưa được sử dụng phổ biến mà chỉ có số ít người dân dùng làm rau ăn hàng ngày.
Ngoài ra ta cũng có thể về phơi khô bảo quản để dùng dần trong năm làm thuốc.
Thành phần hóa học
Trong cây rau sam có các hoạt chất chính như: protit, gluxit, canxi, sắt và một số loại vitamin như: vitamin C, vitamin B. Đặc biệt trong cây rau sam có lượng axít béo omega 3 rất phong phú, lượng hợp chất này được cho là gấp nhiều lần các loại rau thông thường khác.
Trong rau sam cũng có lượng hợp chất ancaloit có tác dụng chống oxi hóa rất cao. Đây là một trong những hợp chất rất có lợi cho sức khỏe và tuổi thanh xuân.
Tính vị
Theo y học cổ truyền cây rau sam có vị hơi chua, tính hàn (lạnh), không có độc, vào 3 kinh tâm, can và tỳ.
* Công dụng của cây rau sam
Theo kinh nghiệm dân gian rau sam có một số công dụng chính như sau:
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Phòng, hỗ trợ điều trị bệnh ung thư
Tác dụng ổn định huyết áp
Tác dụng an thần, điều trị mất ngủ
Tác dụng nhuận tràng
Tác dụng kháng khuẩn, giúp lành vết thương nhanh chóng
Điều trị viêm nhiễm đường tiểu
Tác dụng giúp da sáng đẹp, giảm nếp nhăn
Điều trị bệnh thiếu máu
Điều trị bệnh kiết lỵ
Điều trị giun
Điều trị rắn độc cắn
Điều trị bệnh bạch đới
Cách dùng, liều dùng
Cây khô: Dùng 10g – 15g cây khô sắc uống hàng ngày.
Cây tươi: Dùng 500g nấu canh ăn hàng ngày hoặc dùng 100g cây tươi giã nát ép lấy nước uống trong ngày.
Lưu ý khi sử dụng
Phụ nữ mang thai và người mắc bệnh sỏi thận không dùng được.
Nguồn: Tổng hợp online
Nhận xét
Đăng nhận xét