Tên khác
Cay gỏi cá, nam dương lâm
Tên khoa học
Polyscias Fruticosa. Thuộc họ ngũ gia bì Araliaceae
Khu vực phân bố
Là loại cây được trồng làm cảnh ở khắp các miền Nam Bắc nước ta. Trước đây không thấy dùng cây này làm thuốc, gần đây do sự nghiên cứu tác dụng bồi bổ của vị thuốc này mới bắt đầu được chú ý và sử dụng nhiều.
Bộ phận dùng
Bộ phận dùng của cây đinh lăng chủ yếu là rễ, Ngoài ra lá cây cũng được dùng làm thuốc trong một số trường hợp.
Cách chế biến và thu hái
Rễ đào về rửa sạch đất cát phơi hay sấy khô.
Thành phần hóa học
Trong đinh lăng đã tìm thấy có rất nhiều hoạt chất quý như: Alcaloit, glucozit, saponin, flavonoit, tanin, vitamin B, các axit amin trong đó có lyzin, xystei và methionin là những axit amin không thể thay thế được.
Các nghiên cứu khoa học về cây Đinh lăng:
Năm 1961 khoa dược lý bệnh viện Y học quân sự Việt Nam đã nghiên cứu và đã đi đến các kết luận sau:
Thí nghiệm trên người: Nước sắc rễ đinh lăng có tác dụng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể, trên thí nghiệm cấp tính tương tự như nhân sâm.
Thí nghiệm trên chuột bạch: Làm tăng sức đề kháng của chuột đối với tác hại của bức xạ siêu cao tần và thấy có tác dụng kéo dài thời gian sống của chuột hơn so với một số thuốc như ngũ gia bì của Liên xô cũ, đương quy, ba kích . Tác dụng này có thể khẳng định rễ đinh lăng là vị thuốc có tác dụng bồi bổ cơ thể rất tốt.
* Công dụng của rễ đinh lăng
- Tác dụng bồi bổ sức khỏe, kéo dài tuổi thọ
- Tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
- Tác dụng bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lý
- Điều trị bệnh xương khớp
- Lá đinh lăng có tác dụng phòng, giảm co giật ở trẻ nhỏ
Đối tượng sử dụng
- Người hoạt động mạnh cần bổ sung nhiều dưỡng chất
- Người bình thường dùng rễ đinh lăng sắc uống hoặc ngâm rượu để tăng tuổi thọ
- Người mới ốm dậy nên dùng đinh lăng sắc uống hàng ngày
- Nam giới nên dùng rượu đinh lăng uống hàng ngày để tăng cường sinh lý
Cách dùng, liều dùng
- Điều trị chứng cơ thể mệt mỏi: Rễ đinh lăng khô thái mỏng 0.5 đến 1g, thêm 150ml nước đun sôi nhỏ lửa trong 15 phút, chia 2-3 lần uống trong ngày
- Tác dụng điều trị liệt dương: Rễ đinh lăng, hoài sơn, ý dĩ, hoàng tinh, hà thủ ô, kỷ tử, long nhãn, cám nếp, mỗi vị 12g; trâu cổ, cao ban long, mỗi vị 8g; sa nhân 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Dùng cho người thiếu máu: Rễ đinh lăng, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh, mỗi vị 100g, tam thất 20g, tán bột, sắc uống ngày 100g bột hỗn hợp.
- Phòng co giật ở trẻ: Lấy lá đinh lăng non, lá già cùng phơi khô rồi lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm.
- Điều trị đau lưng mỏi gối (điều trị cả tê thấp):Dùng thân cành đinh lăng 20 – 30g, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Có thể phối hợp cả rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây.
Lưu ý khi sử dụng củ đinh lăng
Do đinh lăng có hoạt chất saponin (có trong nhân sâm, hoạt chất này dùng nhiều có thể gây say). Do vậy không được dùng rễ đinh lăng với liều cao, sẽ bị say, có hiện tượng mệt mỏi cơ thể.
Nguồn: Tổng hợp Online
Nhận xét
Đăng nhận xét