Chuyển đến nội dung chính

Sâm bố chính

Sâm bố chính hay còn được gọi là sâm Phú Yên, sâm khu năm, thổ hào sâm (Nghệ An), sâm báo (Thanh Hóa)…. Từ lâu sâm bố chính đã được đánh giá là một vị thuốc quý, đã được ghi trong cuốn sách nổi tiếng – “Những cây thuốc vị thuốc Việt Nam” của Giáo sư Đỗ Tất Lợi.
Cây có tên Sâm bố chính bởi loài cây này được phát hiện đầu tiên ở huyện Bố Trạch – Quảng Bình.
Tên khoa học
Abelmoschus sagittifolius. Thuộc họ cẩm quỳ (Hay còn gọi: Họ bông, họ dâm bụt)
Khu vực phân bố
Theo các tài liệu sâm bố chính thường mọc hoang ở các tỉnh miền Trung như: Phú Yên, Bình Đinh, Quảng Nam nên mới có tên gọi khác là sâm khu 5 hay sâm Phú Yên.
Ngoài ra người dâ cũng tìm thấy sâm bố chính mọc dải dác ở các tỉnh miền núi phía Tây Bắc và một số tỉnh miền Trung như: Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An.
Bộ phận dùng
Tòa bộ phần củ sâm là bộ phận được dùng làm thuốc.
Cách chế biến và thu hái
Sâm bố chính có thể thu hoạch sau 1 năm trồng trở lên (Sâm càng lâu năm có giá trị dược tính càng cao), thời điểm thu hoạch vào mùa thu đông hàng năm. Có hai cách chế biến sâm bố chính đó là chế biến dạng khô và dạng tươi. Cách chế biến sâm ở dạng tươi:
Cách chế sâm tươi: Củ sâm đào về đem rửa sạch (Dùng bài trả trà sạch đất cát hoặc dùng vòi sịt cao áp để rửa). Sau đó đem ngâm nước vo gạo 1 đêm, rửa sạch, để dáo nước rồi đem ngâm trực tiếp với rượu 40 – 45 độ.
Cách chế biến củ khô: Để chế biến củ khô ta làm các công đoạn như cách ngâm tươi. Sau khi ngâm nước vo gạo, sẽ tiến hành thái mỏng để phơi khô hoặc để nguyên củ phơi khô. Sau đó đóng gói, bảo quản dần để làm thuốc.
Thành phần hóa học
Theo các nhà khoa học sâm bố chính có dược tính rất cao, dược tính sâm bố chính được cho là tương đương nhân sâm Hàn Quốc và chỉ thua dược tính sâm Ngọc Linh. Vì lý do đó mà đất nước được mệnh danh là xứ sở của nhân sâm hiện đang là đối tác nhập khẩu sâm bố chính hàng đầu của nước ta.
Theo thống kê thành phần hóa học sâm bố có tinh bột, chất nhầy (Đang nghiên cứu thành phần của chất này).
Ảnh củ khô
Tính vị
Sâm bố chính có vị ngọt, tính mát. Vào các kinh tâm và thận.

* Công dụng của sâm bố chính
Theo y học cổ truyền sâm bố chính có một số tác dụng chính như sau:
  • Điều trị ho
  • Tác dụng hạ sốt
  • Tác dụng bồi bổ cơ thể
  • Tăng cường chức năng tiêu hóa
  • Điều hòa kinh nguyệt

Cách dùng, liều dùng
  • Cách ngâm rượu độc vị sâm bố chính là thuốc bổ, kiện tiêu hóa: Sâm bố chính khô 1kg (Hoặc tươi 3kg) ngâm với 4 lít – 5 lít rượu 40 độ. Ngâm trong thời gian khoảng 1 tháng trở lên là dùng được. Rượu sâm bố chính có mùi thơm, vị ngọt nhẹ uống rất hay.
  • Cách ngâm kết hợp làm thuốc tăng cường sinh lý: Sâm bố chính khô 1kg, sâm cau khô 1kg, dâm dương hoắc 300g. Các vị đem sao vàng hạ thổ rồi ngâm với 10 lít – 12 lít rượu. Ngâm trong thời gian 1 tháng trở lên là dùng được. Cách ngâm này có công dụng tăng cường sinh lý, điều trị xuất tinh sớm, di tinh, mộng tinh rất hay.
  • Thuốc điều trị ho: Sâm bố chính khô 10g, cam thảo bắc 8g. Đun với 500ml nước, đun cạn còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.
  • Thuốc hạ sốt: Bố chính khô 15g, nhục quế, 4g. Đun nước uống trong ngày.
  • Thuốc điều hòa kinh nguyệt: Sâm bố chính, ngải cứu, ích mẫu (Mỗi vị 10g) sắc uống liên tục 1 tuần.

Lưu ý khi sử dụng
Nên chọn mua sâm tự nhiên, hoặc sâm trồng trên đất đồi sẽ có chất lượng tốt hơn sâm được trồng trong chậu cảnh hoặc trồng công nghiệp, trồng dưới đồng bằng.
Nguồn: Tổng hợp Online

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

hoa tam thất

Ngoài củ tam thất (Kim bất hoán) là một trong những dược liệu quý được dùng phổ biến, hoa của cây tam thất cũng được cũng là một vị thuốc được sử dụng rất nhiều trong y học cổ truyền. *Những tác dụng quý của Hoa tam thất: Tác dụng điều trị mất ngủ, mơ sảng, khó ngủ, ngủ không sâu giấc (Tác dụng này của Hoa tam thất là vô cùng hiệu quả, kể cả với những người mất ngủ kéo dài, kinh niên. Hoa tam thất sẽ giúp bạn giải quyết bệnh mất ngủ một cách triệt để với hiệu quả đáng kinh ngạc). Tác dụng ổn định huyết áp kể cả người mắc huyết áp cao và huyết áp thấp, Hoa tam thất đều có tác dụng rất tốt. Tác dụng tăng lực: Giúp giảm căng thẳng mệt mỏi khi bạn phải làm việc nặng nhọc với cường độ cao ( Đặc biệt trong những ngày mùa hè oi bức ) Tác dụng tốt cho hệ tuần hoàn, tim mạch: Hoa tam thất được chứng minh là vị thuốc rất tốt cho hệ tim mạch. Những bệnh nhân tim mạch nên sử dụng Hoa tam thất hàng ngày để có một trái tim khoẻ mạnh. Tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giú

Ngũ gia bì, cây chân chim (lá lằng)

Tên khác của Ngũ gia bì Ngũ gia bì còn có tên gọi là Cây chân chim ( cùng họ với Nhân sâm ), một số địa phương miền núi phí Bắc còn gọi là : Cây lá lằng, cây đáng, cây chân vịt, Sâm nam, may tảng … Tên khoa học Acanthopanax aculeatus Seem. Khu vực phân bố Ở Việt nam Cây ngũ gia bì (chân chim) thường mọc hoang dại ở khắp các sườn đồi từ Bắc trí Nam, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía bắc. Ở tỉnh Hòa Bình cây chân chim mọc rất nhiều ở sườn đồi và ven suối. Bộ phận dùng Điểm đặc biệt của Ngũ gia bì, chân chim là không sử dụng toàn bộ thân làm thuốc. Mà chỉ dùng vỏ của thân, vỏ của rễ và rễ nhỏ để dùng làm thuốc Ngoài ra lá cũng được dùng làm thuốc điều trị sưng đau. Cách chế biến và thu hái Cách chế biến đơn giản nhất là rửa sạch đất cát, bóc lấy vỏ hoặc thái mỏng nếu lá rễ nhỏ, rồi phơi hoặc sao khô. Thành phần hóa học Trong cây thuốc có các hoạt chất: Saponin, tanin, tinh dầu. Tính vị Ngũ gia bì có vị đắng chát, tính mát * Công dụng Tác dụng làm vị thuốc

Nấm ngọc cẩu Hòa Bình

Giới thiệu về nấm ngọc cẩu Vì sao nấm có tên : Nấm ngọc cẩu: Vì nhìn hình dáng của cây nấm có màu đỏ tươi, lại rất giống bộ phận sinh dục của chó đực nên người dân gọi cây thuốc này là Nấm ngọc cẩu hay Cẩu pín. Tên khác Nấm ngọc cẩu còn có tên gọi khác là: Củ gió đất, cu pín, củ ngọc núi, hoa đất, xà cô, ký sinh hoàn, bất lão dược, địa mao cầu Tên khoa học Cynomorium songaricum Rupr Khu vực phân bố Nấm ngọc cẩu thường mọc trên các vùng núi cao khoảng 1.500m so với mực nước biển, chỉ những khu vực có khí hậu lạnh mới tìm thấy loại cây thuốc này. Ở nước ta nấm ngọc cẩu mọc nhiều  ở các tỉnh miền núi phí bắc như: Hòa Bình, Lào Cai, Sơn La, Điện Biên. Nhiều nhất là ở Hòa Bình, là một tỉnh miền núi, có khí hậu lạnh, ở các huyện vùng cao Tân Lạc, Mai Châu là nơi có nhiều cây nấm ngọc cẩu nhất. Nấm ngọc cẩu thường mọc và sống ký sinh trên rễ của những cây gỗ lớn mọc trong rừng sâu ẩm thấp. Hàng năm vào tháng 8 đến tháng 12 người dân mới phát hiện nấm ngọc cẩu trong