Còn gọi là thạch bì, thạch lan, phi đao kiếm, kim tinh thảo. Tên khoa học Pyrrrhosia lingua (Thunb.) Farwell, (Cyclophorus lingua Desv., Polypodium lingua Siv.). Thuộc họ dương xỉ Polypodiaceae.
Mô tả cây:
Cây thạch vũ là một loại ây dương xỉ nhỏ, có thân rễ nằm ngang, dài tới 0,05m, dày vào khoảng 4mm, có nhiều nhánh phân chia theo lối đơn túc. Trên thân rễ có nhiều vẩy to, ở mặt dưới từng quãng có nhiều rễ hình sợi, phân nhánh mọc đối. Lá có hai loại: Lá bất thụ và lá hữu thụ. Lá hữu thụ có cuống dài tới 9cm, phiến lá hình lưỡi mác rộng, dài 11-13cm, rộng 2-3cm. Mặt trên nhẵn màu xanh lục, mặt dưới màu nâu nhạt có nhiều ổ tử nang phủ khắp trừ trên gân giữa. Các lá bất thụ có cuống ngắn hơn, độ 5cm, với phiến lá hình trái xoan hơi hình mác, dài khoảng 9-11cm, rộng 3-4cm. Mặt trên màu lục nhạt, mặt dưới màu lục nâu, gân lá hình lông chim. Cả hai mặt đều nhẵn.
Phân bổ, thu hái và chế biến:
Cây thạch vĩ mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta; thường hay gặp mọc bám trên các câu to hoặc trên các bức tường cũ nát.
Công ụng và liều dùng:
Tính vị theo tài liệu cổ: Vị đắng ngọt, hơi hàn, vào hai kinh phế và bàng quang. Có tác dụng lợi tiểu, thông tâm, thanh thấp nhiệt. Làm thuốc lợi tiểu.
Người ta dùng thạch vĩ làm thuốc lợi tiểu tiện, dùng trong trường hợp tiểu tiện ra sỏi, tiểu tiện ra máu, viêm niệu đạo, bàng quang. Còn dùng làm thuốc bổ, thân rễ dùng chữa bệnh than, ung nhọt lở loét, ngộ độc do lưu huỳnh. Nấu với dầu, bôi lên nơi tóc không mọc để chữa bệnh tóc rụng. Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc.
Nguồn: Theo Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (2004)
Nhận xét
Đăng nhận xét