Còn gọi là cây mắt rồng, oeil de dragon (Pháp).
Mô tả cây:
Thanh long có thân bò với 3 cánh dẹt, màu xanh lục nhạt, nhiều lá đài và cánh hoa dính vào nhau thành ống. Nhiều tiểu nhụy, bầu hạ cho quả thịt với lớp vỏ ngoài màu đỏ tươi với những phiến hoa còn lại. Quả dài 18-20cm, đường kính từ 12-15cm. Sau lớp vỏ hơi dầy mầu đỏ là phần thịt màu trắng xanh với rất nhiều hạt màu đen nhỏ hơn hạt vừng. Ăn mát và ngọt.
Phân bố:
Cây thanh long chỉ mới được trồng ở một số tỉnh miền Nam nước ta có nhiệt độ cao, nóng, nhiều nhất ở vùng Phan Rang, Phan Thiết, Nha Trang, và một số xã như Long Trì, Dương Xuân Hội thuộc huyện Châu thành tỉnh Long An. Mùa quả vào tháng 6-9.
Cây thanh long chỉ mới được trồng ở một số tỉnh miền Nam nước ta có nhiệt độ cao, nóng, nhiều nhất ở vùng Phan Rang, Phan Thiết, Nha Trang, và một số xã như Long Trì, Dương Xuân Hội thuộc huyện Châu thành tỉnh Long An. Mùa quả vào tháng 6-9.
Công dụng:
Làm quả ăn tươi cho mát, đỡ khát nước, rất tốt đối với những người nhiều rôm sẩy, táo bón.
Cách trồng:
Thanh long có thể trồng bằng hột nhưng lâu có trái. Hiện nay, chủ yếu các nhà vườn trồng bằng hom (cắm cành). Thời vụ trồng: khoảng tháng 10-11 âm lịch.
Cần chọn cây trụ tốt để thanh long bám vào.
Đặt 3-4 hom quanh cây trụ. Trước khi đặt hom phải xới đất và rải phân. Cột hom vào trụ để gió khỏi làm lung lay lúc đầu vì rễ trên không chưa phát triển để bám vào trụ. Cần tủ gốc để giữ ẩm khi đất khô.
Nguồn: Theo Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (2004)
Nhận xét
Đăng nhận xét