Còn gọi là thị muộn.
Tên khoa học Diospyros decandra Lour.
Thị là một cây gỗ, cao tới 5-6m. Lá mọc so le, phiến lá hình trứng thuôn, dài 5-8cm, rộng 2-4cm, dai, cuống dài 6-9mm, có phủ lông. Hoa đa tính, họp thành xim, màu trắng. Đài hợp ở gốc 4 răng, cả hai mặt đều có lông. Tràng hợp, 4 răng, nhị 8-14. Nhụy có 2 vòi. Quả tròn hơi dẹp, đường kính 3-5cm, có 6-8 ngăn, khi chín màu vàng, mang đài tồn tại. Hạt cứng, dẹt, dài 3cm, phôi sừng. Mùi thơm hay khó chịu tùy theo người thích hay không thích.
Phân bố, thu hái và chế biến:
Được trồng ở khắp nơi ở Việt Nam, chủ yếu để lấy quả ăn. Quả hái về vào các tháng 8-9. Ngoài ra người ta còn dùng lá tươi hay phơi khô làm thuốc. Không có chế biến gì đặc biệt.
Công dụng và liều dùng:
Công dụng và liều dùng:
Dùng nước sắc lá thị (100g lá thị phơi khô, sắc với nước và lấy đúng 100ml), mỗi ngày uống 10-20-30ml, đồng thời lấy bông tẩm nước sắc này đắp vào rốn để chữa bệnh không trung tiện được sau khi mổ.
Dùng lá thị phơi khô cho hút để gây tránh trung tiện, lá tươi giã đắp vào mụn nhọt cho chóng tan.
Thịt quả thị ăn nhiều vào lúc đói có thể trị được giun kim.
Vỏ quả thị phơi khô đốt thành than được dùng bôi lên các nơi phồng do con giời leo gây ra. Có khi người ta đốt vỏ quả thị thành than, trộn với than của cuống chiếu (chiếu trải giường nằm) và đinh hương tán nhỏ thổi vào các lỗ rò ở hậu môn.
Nguồn: Theo Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (2004)
Nhận xét
Đăng nhận xét