Chuyển đến nội dung chính

Thiên niên kiện

Tên khác
Sơn thục, cây bao kim
Tên khoa học
Homalomena affaromatica Roxb – Họ Ráy (Araceae)
Bộ phận dùng
Thân, rễ. Rễ to, khô, có nhiều xơ cứng sù sì, sắc nâu hồng, mùi thơm hắc, chắc cứng, ngoài xơ mà giữa nhiều thịt không mốc là tốt.
Thành phần hoá học:
  • Trong thân rễ có khoảng 0,8-1% tinh dầu tính theo rễ khô kiệt.
  • Tinh dầu màu vàng nhạt, mùi thơm dễ chịu. Trong tinh dầu có chừng 40% l-linalol, một ít terpineol và chừng 2% este tính theo linalyl acetat
  • Ngoài ra còn có sabinen, limonen, a-terpinen, acetaldehyt, aldehyd propionic.

Tính vị:
Thiên niên kiện có vị đắng cay, hơi ngọt, tính ôn.
Quy kinh:Vào kinh Can và Thận.
Tác dụng dược liệu
Tán phong, trừ thấp, mạnh gân cốt, giảm đau tiêu hoá.
Tác dụng điều trị bệnh :
  • Hỗ trợ điều trị phong thấp tê đau, đặc biệt ở người cao tuổi
  • Tốt cho người bị nhức mỏi gân xương
  • Hỗ trợ điều trị vôi hóa đốt sống, thoái hóa xương khớp, gai đốt sống
  • Hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày, kích thích tiêu hóa

Đối tượng sử dụng:
  • Bệnh nhân mắc chứng phong tê thấp (Phong, thấp ngưng trệ biểu hiện như cảm giác lạnh và đau ở lưng dưới và đầu gối và co thắt hoặc tê cứng chân)
  • Người già bị đau nhức xương khớp
  • Bệnh nhân vôi hóa đốt sống, thoái hóa xương khớp
  • Bệnh nhân viêm đau dạ dày

Cách dùng :
  • Cách ngâm rượu điều trị phong tê thấp: Dùng Thiên niên kiện 1kg, Hổ cốt 100g, Ngưu tất  100g và Câu kỷ tử 100g Ngâm với 2 lít rượu. Ngâm trong thời gian 1 tháng là dùng được, ngày dùng 2-3 ly nhỏ trong mỗi bữa ăn.
  • Cách sắc uống: Thiên niên kiện sắc uống. Ngày dùng 10g.

Cách Bào chế dược liệu:
  • Theo Trung Y: Lấy rễ đã chế khô mài với rượu mà uống, hoặc mài với nước thuốc chứ không nên sắc, bay mất mùi thơm.
  • Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, ủ kín cho mềm, thái lát phơi râm hoặc sấy nhẹ lửa cho khô. Khi dùng thì lấy thứ lát khô ngâm rượu uống hoặc xoa bóp, hoặc phối hợp với thuốc khác tán bột làm hoàn. Cũng có thể dùng tươi giã nát, sao nóng bóp vào chỗ đau nhức.

Bảo quản dược liệu:
  • Do thiên niên kiện chế biến bằng phương pháp phơi khô, cây có chứa nhiều tinh dầu nên rất dễ bị ẩm mốc, bởi vậy khi dùng phải bảo quản thật kỹ
  • Lưu ý: để nơi khô ráo, mát, tránh ẩm nóng, để giữ tinh dầu.
  • Dùng xong phải bao gói kín

Nguồn: Tổng hợp Online

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

hoa tam thất

Ngoài củ tam thất (Kim bất hoán) là một trong những dược liệu quý được dùng phổ biến, hoa của cây tam thất cũng được cũng là một vị thuốc được sử dụng rất nhiều trong y học cổ truyền. *Những tác dụng quý của Hoa tam thất: Tác dụng điều trị mất ngủ, mơ sảng, khó ngủ, ngủ không sâu giấc (Tác dụng này của Hoa tam thất là vô cùng hiệu quả, kể cả với những người mất ngủ kéo dài, kinh niên. Hoa tam thất sẽ giúp bạn giải quyết bệnh mất ngủ một cách triệt để với hiệu quả đáng kinh ngạc). Tác dụng ổn định huyết áp kể cả người mắc huyết áp cao và huyết áp thấp, Hoa tam thất đều có tác dụng rất tốt. Tác dụng tăng lực: Giúp giảm căng thẳng mệt mỏi khi bạn phải làm việc nặng nhọc với cường độ cao ( Đặc biệt trong những ngày mùa hè oi bức ) Tác dụng tốt cho hệ tuần hoàn, tim mạch: Hoa tam thất được chứng minh là vị thuốc rất tốt cho hệ tim mạch. Những bệnh nhân tim mạch nên sử dụng Hoa tam thất hàng ngày để có một trái tim khoẻ mạnh. Tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giú

Ngũ gia bì, cây chân chim (lá lằng)

Tên khác của Ngũ gia bì Ngũ gia bì còn có tên gọi là Cây chân chim ( cùng họ với Nhân sâm ), một số địa phương miền núi phí Bắc còn gọi là : Cây lá lằng, cây đáng, cây chân vịt, Sâm nam, may tảng … Tên khoa học Acanthopanax aculeatus Seem. Khu vực phân bố Ở Việt nam Cây ngũ gia bì (chân chim) thường mọc hoang dại ở khắp các sườn đồi từ Bắc trí Nam, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía bắc. Ở tỉnh Hòa Bình cây chân chim mọc rất nhiều ở sườn đồi và ven suối. Bộ phận dùng Điểm đặc biệt của Ngũ gia bì, chân chim là không sử dụng toàn bộ thân làm thuốc. Mà chỉ dùng vỏ của thân, vỏ của rễ và rễ nhỏ để dùng làm thuốc Ngoài ra lá cũng được dùng làm thuốc điều trị sưng đau. Cách chế biến và thu hái Cách chế biến đơn giản nhất là rửa sạch đất cát, bóc lấy vỏ hoặc thái mỏng nếu lá rễ nhỏ, rồi phơi hoặc sao khô. Thành phần hóa học Trong cây thuốc có các hoạt chất: Saponin, tanin, tinh dầu. Tính vị Ngũ gia bì có vị đắng chát, tính mát * Công dụng Tác dụng làm vị thuốc

Nấm ngọc cẩu Hòa Bình

Giới thiệu về nấm ngọc cẩu Vì sao nấm có tên : Nấm ngọc cẩu: Vì nhìn hình dáng của cây nấm có màu đỏ tươi, lại rất giống bộ phận sinh dục của chó đực nên người dân gọi cây thuốc này là Nấm ngọc cẩu hay Cẩu pín. Tên khác Nấm ngọc cẩu còn có tên gọi khác là: Củ gió đất, cu pín, củ ngọc núi, hoa đất, xà cô, ký sinh hoàn, bất lão dược, địa mao cầu Tên khoa học Cynomorium songaricum Rupr Khu vực phân bố Nấm ngọc cẩu thường mọc trên các vùng núi cao khoảng 1.500m so với mực nước biển, chỉ những khu vực có khí hậu lạnh mới tìm thấy loại cây thuốc này. Ở nước ta nấm ngọc cẩu mọc nhiều  ở các tỉnh miền núi phí bắc như: Hòa Bình, Lào Cai, Sơn La, Điện Biên. Nhiều nhất là ở Hòa Bình, là một tỉnh miền núi, có khí hậu lạnh, ở các huyện vùng cao Tân Lạc, Mai Châu là nơi có nhiều cây nấm ngọc cẩu nhất. Nấm ngọc cẩu thường mọc và sống ký sinh trên rễ của những cây gỗ lớn mọc trong rừng sâu ẩm thấp. Hàng năm vào tháng 8 đến tháng 12 người dân mới phát hiện nấm ngọc cẩu trong