Tên khác
Thổ phục linh còn có tên là cây khúc khắc, vũ dư lương, thổ tỳ giải, sơn kỳ lương
Tên khoa học
Smilax glabra Roxb, thuộc họ hành tỏi
Khu vực phân bố
Cây thường mọc hoang ở rừng núi nước ta ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam
Bộ phận dùng
Rễ củ được thu hái làm thuốc.
Cách chế biến và thu hái
Vàng tháng 10 hàng năm, người dân vào rừng đào lấy củ về rửa sạch, thái mỏng phơi hoặc sao khô làm thuốc. Củ khúc khắc khi phơi khô có màu nâu.
Thành phần hóa học
Trong thổ phục linh có tinh bột, một ít tinh dầu và hoạt chất Sacsapogenin
* Công dụng
Thổ phục linh được ứng dụng trong y học cổ truyền để điều trị các bệnh sau:
- Tác dụng điều trị bệnh vẩy nến. Cách dùng: Thổ phục linh 40-80g, Hạ khô thảo nam (Cây cải trời): 80-120g sắc với 500ml nước ở nồi hấp 150 độ C, được 300ml nước chia 3 hoặc 4 lần uống trong ngày. Bài thuốc này đã được Khoa da liễu bệnh viện 108 ứng dụng điều trị khỏi cho 80% bệnh nhân mắc bệnh vẩy nến.
- Tác dụng giải độc cơ thể
- Tác dụng mạnh gân cốt, điều trị bệnh thoái hóa xương khớp
- Tác dụng kích thích tiết mồ hôi
- Ngày nay thổ phục linh còn được ứng dụng trong một số trường hợp mắc Ung thư như: U bàng quang, u hạch
Đối tượng sử dụng
- Bệnh nhân mắc bệnh vẩy nến
- Bệnh nhân thoái hóa xương khớp
- Người bí mồ hôi, không đổ được mồ hôi
- Một số trường hợp bệnh nhân mắc Ung thư.
Cách dùng, liều dùng
- Dùng sắc nước uống hàng ngày với lương 10-20g
- Để điều trị đau thần kinh tọa: Lấy thổ phục linh 30 g, dây đau xương, cỏ xước, tang ký sinh mỗi thứ 20 g, cốt toái bổ 10 g; sắc uống ngày một thang.
- Phong thấp, gân đau nhức, tê buốt: Thổ phục linh 20 g, dây đau xương 20 g, thiên niên kiện, đương quy đều 8 g, bạch chỉ 6 g, cốt toái bổ 10 g. Sắc uống ngày một thang.
Nguồn: Tổng hợp Online
Nhận xét
Đăng nhận xét