Thỏ ty tử là một vị thuốc được dùng nhiều trong Y học cổ truyền, vị thuốc này có rất nhiều tác dụng quý, một trong những tác dụng quý giá nhất của thỏ ty tử đó là tác dụng điều trị bệnh liệt dương ở nam giới.
Tên khác của thỏ ty tử
Thỏ ty thực, Thổ ty tử, Thỏ lư, Thỏ lũ, Thỏ lũy, Xích cương, Thổ khâu, Ngọc nữ, Đường mông, Hỏa diệm thảo, Dã hồ ty, Ô ma, Kim cô, Hồ ty, Lão thúc phu, Nghinh dương tử, Kim tuyến thảo, Kim tiền thảo, Thiện bích thảo, Hoàng ty tử, Hoàng la tử, Đậu hình tử, Hoàng cương tử.
Tên khoa học
Thỏ ty tử là hạt phơi hay sấy khô của cây tơ hồng (một loại dây cuốn ký sinh trên các cây khác) Tên khoa học là Cuscutasinesis, Lamk, họ bìm bìm Colvolvulaceae.
Khu vực phân bố
Ở Việt Nam tơ hồng mọc khá phổ biến, có ở khắp mọi nơi thuộc vùng đồng bằng, trung du, thường ký sinh trên cây cúc tần Pluchea indica, họ Cúc Asteraceaee.
Đặc điểm cây thuốc
- Cây có thân hình sợi màu vàng hay nâu nhạt, không có lá, lá biến thành vảy, có rễ mút để hút thức ăn từ cây chủ, dân gian thường gọi là dây tơ hồng.
- Hoa hình cầu, màu trắng nhạt, không có cuống, quả hình trứng, có kẽ nứt, trong chứa 2-4 hạt, hình trứng, đỉnh dẹt, dài 2mm.
- Khoảng cuối mùa thu khi quả già thu hái về, chọn lấy hạt rửa sạch, phơi khô
Bộ phận dùng làm thuốc của Dây tơ hống:
- Phần dùng làm thuốc: Hạt (gọi là : Thỏ ty tử). Loại hạt chắc, mập là tốt.
- Thỏ ty tử hình tròn, đường kính nhỏ dưới 0,1cm. Vỏ ngoài mầu nâu đỏ hoặc vàng nâu, hơi xù xì, dùng kính lúp soi, có thể thấy những nếp vân nhăn nhỏ, một đầu có chấm nhỏ mầu trắng. Chắc, nấu với nước sôi thì dễ vỡ tách, để lộ nhân hình tròn mầu trắng. Không mùi, vị nhạt.
Cách bào chế thỏ ty tử
- Rửa sạch, phơi khô, tẩm nước muối sao để dùng hoặc đun vơi nước làm thành bánh (thỏ ty bính) (Đông Dược Học Thiết Yếu).
- Thỏ ty tử bính: Lấy Thỏ ty tử sạch, cho vào nước đun cho đến khi nở hoa và đặc như cháo hoa, mầu xám nâu, giã nát ra làm thành bánh (bính).
- Hoặc lại cho rượu nếp với bột mì vào làm bánh, cắt thành miếng, phơi khô là được
Thành phần hóa học của Thỏ ty tử
Quercetin, Astragalin, Hyperin, Quercetin -3-O-b-D-Galactoside-7-O-b-Glucoside
Quả Thỏ ty tử hay quả dây tơ hồng
Tác dụng của Thỏ ty tử
Theo Đông y, Thỏ ty tử có vị ngọt, cay, tính hơi ấm, quy vào ba kinh can, thận, tỳ.
- Tác dụng ôn thận tráng dương, dưỡng can, bổ thận, ích tinh tuỷ kiện cốt, dưỡng cơ
- điều trị thận hư, tinh lạnh, liệt dương, di tinh, đau lưng, mỏi gối
- điều trị chứng tiểu đêm nhiều lần, tả lỵ lâu ngày không khỏi.
- Thỏ ty tử bổ can, sáng mắt, lợi niệu, tiêu phù
- Rất tốt cho phụ nữ đẻ non
- Tăng công năng miễn dịch
- Ức chế sự phát triển của tế bào ung thư
- Bổ bất túc, ích khí, uống lâu ngày sẽ sáng mắt, tăng tuổi thọ
Đối tượng sử dụng:
- Các đấng mày râu muốn tăng khả năng sinh lý
- Người bệnh liệt dương, yếu sinh lý, suy giảm chức năng sinh lý ở nam giới
- Người mắc chứng đau lưng, mỏi gối, chân tay lạnh do suy giảm chức năng thận
- Người mắc chứng bệnh xuất tinh sớm
- Người già dùng thỏ ty tử rất tốt cho sức khỏe
- Phụ nữ có tiền sử đẻ non
- Bệnh nhân Ung thư sử dụng để kìm hãm sự phát triển của khối u
Cách ngâm rượu thỏ ty tử :
Bài 1: Rượu bổ thận tráng dương, ích khí dưỡng huyết :
- Thành phần: Sơn thù 15g, Cẩu tích 15g, Đương quy 15g, Kỷ tử 15g, Thỏ ty tử 15g, Nhân sâm 15g, Mạch môn 30g, Tắc kè 1 đôi, rượu trắng 2000ml.
- Cách ngâm: Các vị thuốc thái vụn ngâm với rượu trong bình kín, sau 3 tuần là có thể dùng được.
- Cách dùng: Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ.
Bài 2: Rượu vạn năng (Tăng khả năng chăn gối)
- Thành phần: Thỏ ty tử 15g, Nhục dung 15g, Ngưu tất 5g, Đỗ trọng 15g, Sơn thù 15g, Ngũ vị tử 5g, Kỷ tử 15g, Nhân sâm 5g, Xa tiền tử 5g, Bạch linh 15g, Mạch môn 5g, Xương bồ 5g, Sinh địa 5g, xà sàng tử 5g, Nữ trinh tử 15g, Toả dương 15g, Long nhãn 30g, Đại táo 120g, Cam thảo 3g, Nhục quế 2g, rượu trắng 2000ml.
- Cách ngâm: Các vị thuốc thái vụn, phun rượu cho ướt đều rồi đem chưng cách thuỷ trong 30 phút, sau đó phơi nắng cho khô, cho tất cả vào lọ ngâm với rượu,
- Ngâm sau 2 – 3 tháng là có thể dùng được.
Kiêng kỵ:
- Thỏ ty tử kỵ thịt thỏ
- Người mà Thận có hỏa, người cường dương không dùng.
- Táo bón kiêng dùng
- Phụ nữ có thai, băng huyết
Nguồn: Tổng hợp Online
Nhận xét
Đăng nhận xét