Chuyển đến nội dung chính

Trúc đào

Còn gọi là đào lê, giáp trúc đào, laurier rose.
Tên khoa học Nerium oleander L. (Nerium laurifolium Lamk.)
Thuộc họ Trúc đào Apocynaceae.
Vì lá cây giống lá trúc, hoa giống hoa đào, do đó có tên.




Lá xanh, hoa đẹp, nên trúc đào hay được trồng làm cây xanh đô thị

Mô tả:
Trúc đào là một cây nhỡ, có thể cao tới 4-5m, mọc riêng lẻ hay có khi trồng thành bụi. Cành mềm dẻo. Lá mọc đối hay mọc vòng từng 3 lá một, thuộc loại lá đơn, mép nguyên, cuống ngắn, phiến lá hình mác, dài 7-20cm, rộng từ 1-4cm, dai cứng, mặt trên xanh thẫm, mặt dưới màu nhạt hơn, gân đều, song song ngang hai bên gân chính. Hoa màu hồng hay trắng, mọc thành xim ngù ở đầu cành. Quả gồm hai đại, gầy, trong chứa rất nhiều hạt có nhiều lông.
Phân bố, thu hái và chế biến:
Cây này vốn mọc hoang ở vùng ven biển Địa Trung Hải, chưa rõ được di thực vào nước ta từ hồi nào, chỉ biết hiện nay được trồng làm cảnh ở các vườn hoa hay dọc bên đường như ở Đồng Đăng, Lạng Sơn
Trồng rất dễ dàng: Chỉ việc cắt cành bánh tẻ (không non, không già quá) thành từng đoạn 10-15cm, cắm nghiêng xuống đất, tưới để giữ độ ẩm đều, trong vòng 15 ngày đến 1 tháng là cây mọc. Sau 1 năm có thể thu hoạch lá nhưng càng những năm sau số lượng lá thu hoạch càng cao. Cắt lá nên cắt cả cành vì như vậy, cành non mới phát triển và cho nhiều lá.
Có thể hái lá quanh năm, nhưng tốt nhất vào lúc cây sắp ra hoa hoặc đang ra hoa. Lá hái xong, cần phơi ngay cho khô, để lâu, tỷ lệ hoạt chất bị giảm sút. Cần phơi ngoài gió hay ở nhiệt độ thấp hơn 60°C. Trúc đào mọc ở ta thường chỉ ít lá vào các tháng 1-2-3. Lá chỉ nên thu hái vào mùa hè, mùa thu. Các mùa khác cho ít hoạt chất.

Hình vẽ phác cây trúc đào: lá và hoa
Thành phần hóa học:
Trong lá trúc đào, người ta nghiên cứu thấy có 4 glucozit chủ yếu là oleandrin, neriin, neriantin, adynerin.
Oleandrin hay folinerin (theo tên gọi của Schering) hoặc oleandrozit có công thức nguyên là C32H48O9, trọng lượng phân tử 576.7 là một glucozit không màu, có tinh thể hình kim, vị rất đắng. Độ chảy 245°C. Ít tan trong nước và trong benzen, tan trong clorofoc, trong cồn etylic và metylic, nhưng độ tan trong rượu metylic kém hơn. Cho phản ứng Legal và phản ứng Keller-Kiliani.
Thủy phân axit (dùng axit clohydric 0.1N, trên nồi cách thủy trong 2 giờ) sẽ cho phần không đường gọi là oleandrigenin (hay 16 axetyl gitoxingenin) và một chất đường đặc biệt gọi là oleandroza.
Nhưng nếu dùng dung dịch 0.5N HCl thủy phân trong 4 giờ trên nồi cách thủy thì ta sẽ được chất dianhydrogitoxingenin. Còn nếu dùng dung dịch kiềm nhẹ để thủy phân thì thu được gốc desaxetyloleandrin.
Nerii, còn gọi là neriozit. Đây không phải là một nguyên chất, mà là một hỗn hợp glucozit trợ tim không có tinh thể, bột vô định hình màu vàng, tan trong nước và trong rượu, không tan khong ête etylic và ête dầu hỏa, clorofoc, benzen, axetat etyl, dung dịch loãng trong nước rất dễ cho bọt, vị đắng, đun tới 170°C thì phân giải. Sau khi thủy phân bằng dung dịch 3 HCl đun sôi thì được 39% chất genin vô định hình, trong đó chỉ có 7-10% là không tan trong clorofoc. Neriin chỉ có tác dụng trợ tim yếu.
Adynerin là một glucozit trợ tim có tinh thể, không tan trong nước và benzen, tan trong nước clorofoc và cồn cao độ (97°) khó tan trong cồn metylic. Độ chảy 220°C. Không có tác dụng trợ tim.
Neriantin và một glucozit có tinh thể hoặc vô định hình, vị đắng, tan trong nước và cồn, không có tác dụng trợ tim.
Tác dụng dược lý và độc tính:
Độc tính của lá trúc đào đã được biết từ lâu. Tại châu Âu, người ta kẻ những trường hợp lính vùng đảo Corse đã bị ngộ độc chết do ăn chả dùng cành cây trúc đào xiên vào thịt nướng. Có những người đã ngộ độc nặng do uống nước đựng trong chai nút bằng thân cây trúc đào, hay do uống nước suối rễ cây trúc đào mọc ở gần. Dân tỉnh Nice đã dùng bột vỏ thân và bộ gỗ trúc đào để đánh bả chuột.
Tại Á Đông, trúc đào được ghi trong cuốn Y học nhập môn của Lý Duyên như sau: Chữa những người tự nhiên mặt đỏ bừng (bạo xích), có nước tích tụ trong ngũ tạng làm  bụng to. Lợi tiểu tiện.
Trong y học, trúc đào được dùng lần đầu tiên vào khoảng năm 1866 sau khi được nhà dược lý học người Nga Pelikan nghiên cứu, nhưng rồi lại bị quên đi. Đến năm 1936, Viện nghiên cứu cây thuốc và tinh dầu Liên Xô cũ nghiên cứu lại, sau đó hoạt chất của trúc đào là neriolin được ghi làm vị thuốc chính thức trong Dược điển Liên Xô (1961).
Neriolin tác dụng rất mạnh, có thể thay được digitalin và strophantin để chữa các bệnh về tim, và có những ưu điểm sau đây:
1. Hấp thụ nhanh khi qua bộ máy tiêu hóa nên không bị các men và axit của bộ máy tiêu hóa phá hủy.
2. Tích lũy rất ít.
3. Làm đi tiểu nhiều.
Trong năm 1962, các bác sĩ Vũ Đình Hải và Dương Hoàng Trọng đã dùng neriolin do Bộ môn dược liệu Trường đại học y dược khoa Hà Nội sản xuất để điều trị 77 bệnh nhân suy tim ở Bệnh viện Việt-Tiệp, đi tới một số kết luận sau:
Tác dụng trợ tim của neriolin rõ nhất đối với triệu chứng khó thở.
Tác dụng trợ tim đến rất nhanh, thường chỉ 2-3 giờ sau khi uống thuốc.
Công dụng và liều dùng:
Hiện nay người ta chỉ dùng lá cây trúc đào để làm nguyên liệu chế neriolin làm thuốc chữa tim. Neriolin dùng dưới hình thức dung dịch rượu và thuốc viên.
Theo kinh nghiệm điều trị ở Bệnh viện Việt-Tiệp Hải Phòng, ngày dùng khoảng 0.4-1.2mg (dung dịch rượu cồn 70°, 1/5.000; hoặc viên chứa 0.1 hay 0.2mg, ngày 3 viên). Có thể dùng liên tục vì thuốc thải trừ nhanh chóng, có bệnh nhân dùng hằng năm mà không có triệu chứng ngộ độc.
Bản thân chất neriolin phải bảo quản theo chế độ thuốc độc bảng A, nhưng dung dịch và viên neriolin thì theo chế độ thuốc độc bảng B.
Nguồn: Theo Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (2004)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

hoa tam thất

Ngoài củ tam thất (Kim bất hoán) là một trong những dược liệu quý được dùng phổ biến, hoa của cây tam thất cũng được cũng là một vị thuốc được sử dụng rất nhiều trong y học cổ truyền. *Những tác dụng quý của Hoa tam thất: Tác dụng điều trị mất ngủ, mơ sảng, khó ngủ, ngủ không sâu giấc (Tác dụng này của Hoa tam thất là vô cùng hiệu quả, kể cả với những người mất ngủ kéo dài, kinh niên. Hoa tam thất sẽ giúp bạn giải quyết bệnh mất ngủ một cách triệt để với hiệu quả đáng kinh ngạc). Tác dụng ổn định huyết áp kể cả người mắc huyết áp cao và huyết áp thấp, Hoa tam thất đều có tác dụng rất tốt. Tác dụng tăng lực: Giúp giảm căng thẳng mệt mỏi khi bạn phải làm việc nặng nhọc với cường độ cao ( Đặc biệt trong những ngày mùa hè oi bức ) Tác dụng tốt cho hệ tuần hoàn, tim mạch: Hoa tam thất được chứng minh là vị thuốc rất tốt cho hệ tim mạch. Những bệnh nhân tim mạch nên sử dụng Hoa tam thất hàng ngày để có một trái tim khoẻ mạnh. Tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giú

Cây nàng hai

Cây nàng hai còn được gọi là cây ngứa…. Tên khoa học Cây có tên khoa học là Urtica dioica L. Khu vực phân bố Cây nàng hai mọc ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước. Ở nước ta cây mọc nhiều ở một số tỉnh phía Nam như: Huế, Bình Thuận, Lâm Đồng, Đồng Nai, Vũng Tàu…. Bộ phận dùng Toàn cây gồm lá, thân và rễ của cây đều dùng làm thuốc. Cách chế biến và thu hái Cây thường được thu hái vào thời điểm từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm, bằng cách nhổ cả cụm cây, để riêng rễ và lá, đem chặt ngắn phơi khô làm thuốc. Thành phần hóa học Cây có tính độc, rất ngứa nên còn được gọi là cây ngứa. Lông cây nàng hai khi dính vào da sẽ gây ngứa, nổi đỏ rất khó chịu bởi trong lông có chứa dịch chất acide formique, chất này gây ngứa, khiến người bị tiếp xúc gãi liên tục gây nổi mụn. * Công dụng của cây nàng hai Những thông tin về cây nàng hai khá ít ỏi, vị thuốc này mới  được sử dụng trong phạm vi nhân dân. Cây thường dùng để điều trị một số bệnh sau: Tác dụng điều trị sốt kéo dài Tác

Ngũ gia bì, cây chân chim (lá lằng)

Tên khác của Ngũ gia bì Ngũ gia bì còn có tên gọi là Cây chân chim ( cùng họ với Nhân sâm ), một số địa phương miền núi phí Bắc còn gọi là : Cây lá lằng, cây đáng, cây chân vịt, Sâm nam, may tảng … Tên khoa học Acanthopanax aculeatus Seem. Khu vực phân bố Ở Việt nam Cây ngũ gia bì (chân chim) thường mọc hoang dại ở khắp các sườn đồi từ Bắc trí Nam, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía bắc. Ở tỉnh Hòa Bình cây chân chim mọc rất nhiều ở sườn đồi và ven suối. Bộ phận dùng Điểm đặc biệt của Ngũ gia bì, chân chim là không sử dụng toàn bộ thân làm thuốc. Mà chỉ dùng vỏ của thân, vỏ của rễ và rễ nhỏ để dùng làm thuốc Ngoài ra lá cũng được dùng làm thuốc điều trị sưng đau. Cách chế biến và thu hái Cách chế biến đơn giản nhất là rửa sạch đất cát, bóc lấy vỏ hoặc thái mỏng nếu lá rễ nhỏ, rồi phơi hoặc sao khô. Thành phần hóa học Trong cây thuốc có các hoạt chất: Saponin, tanin, tinh dầu. Tính vị Ngũ gia bì có vị đắng chát, tính mát * Công dụng Tác dụng làm vị thuốc