Chuyển đến nội dung chính

Xạ can

Còn gọi là cây rẻ quạt, la cho (Lang-biang), Iris tigre. Tên khoa học Belamcanda sinensis (L) DC. (Pardanthus sinensis Ker., Ixia sinensis Murr.). Thuộc họ Lay ơn Iridaceae.
Xạ can (Rhizoma Belamcandae) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây rẻ quạt.

Mô tả:
Xạ can là một loại cỏ sống dai, có thân rễ mọc bò. Thân có là mọc thẳng đứng, có thể cao tới 1m. Lá hình mác, hơi có bẹ, dài 20-40cm, rộng 15-20cm. Cụm hoa dài 20-40cm, cuống gầy mềm. Hoa có cuống, bao hoa có 6 cánh màu vàng cam đỏ, điểm những đốm tía. Quả nang hình trứng, có 3 van, dài 23-25mm, hạt xanh đen, hình cầu bóng, đường kính 5mm.

Phân bố, thu hái và chế biến:
Mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam, nhiều nhất ở các vùng savan, có khi được trồng làm cảnh.
Còn mọc ở Trung Quốc, Nhật Bản, Philippines.
Đào rễ và thân rễ vào mùa xuân hoặc mùa thu. Rửa sạch, cắt bỏ rễ con phơi hay sấy khô, khi dùng, ngâm nước gạo một hai ngày cho mềm, thái mỏng phơi hay sấy khô mà dùng dần.
Công dụng và liều dùng:
Theo tài liệu cổ, xạ can có vị đắng, tính hàn, hơi độc, vào hai kinh can và phế. Có tác dụng thanh hỏa, giải độc, tán huyết, tiêu đờm. Dùng chữa yết hầu sưng đau, đờm nghẽn ở cổ họng. Phàm người tỳ vị hư hàn không dùng được.
Xạ can còn là một vị thuốc dùng trong phạm vi nhân dân.
Chủ yếu làm thuốc chữa viêm cổ họng, vùng amidan bị sưng mủ, đau cổ. Nói chung xạ can được coi là một vị thuốc quý chữa mọi bệnh về cổ họng.
Ngoài ra còn là một vị thuốc chữa sốt, đại tiểu tiện không thông, sưng vú tắc tia sữa, chữa kinh nguyệt đau đớn, thuốc lọc máu. Có nơi còn dùng chữa rắn cắn: Nhai nuốt lấy nước, bã đắp lên nơi rắn cắn.
Ngày dùng 3-6g dưới dạng thuốc sắc. Hoặc giã củ tươi 10-20g với vài hạt muối. Vắt lấy nước, ngậm nuốt dần, bã đắp ở ngoài.

Nguồn: Theo Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (2004)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

hoa tam thất

Ngoài củ tam thất (Kim bất hoán) là một trong những dược liệu quý được dùng phổ biến, hoa của cây tam thất cũng được cũng là một vị thuốc được sử dụng rất nhiều trong y học cổ truyền. *Những tác dụng quý của Hoa tam thất: Tác dụng điều trị mất ngủ, mơ sảng, khó ngủ, ngủ không sâu giấc (Tác dụng này của Hoa tam thất là vô cùng hiệu quả, kể cả với những người mất ngủ kéo dài, kinh niên. Hoa tam thất sẽ giúp bạn giải quyết bệnh mất ngủ một cách triệt để với hiệu quả đáng kinh ngạc). Tác dụng ổn định huyết áp kể cả người mắc huyết áp cao và huyết áp thấp, Hoa tam thất đều có tác dụng rất tốt. Tác dụng tăng lực: Giúp giảm căng thẳng mệt mỏi khi bạn phải làm việc nặng nhọc với cường độ cao ( Đặc biệt trong những ngày mùa hè oi bức ) Tác dụng tốt cho hệ tuần hoàn, tim mạch: Hoa tam thất được chứng minh là vị thuốc rất tốt cho hệ tim mạch. Những bệnh nhân tim mạch nên sử dụng Hoa tam thất hàng ngày để có một trái tim khoẻ mạnh. Tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giú

Cây nàng hai

Cây nàng hai còn được gọi là cây ngứa…. Tên khoa học Cây có tên khoa học là Urtica dioica L. Khu vực phân bố Cây nàng hai mọc ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước. Ở nước ta cây mọc nhiều ở một số tỉnh phía Nam như: Huế, Bình Thuận, Lâm Đồng, Đồng Nai, Vũng Tàu…. Bộ phận dùng Toàn cây gồm lá, thân và rễ của cây đều dùng làm thuốc. Cách chế biến và thu hái Cây thường được thu hái vào thời điểm từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm, bằng cách nhổ cả cụm cây, để riêng rễ và lá, đem chặt ngắn phơi khô làm thuốc. Thành phần hóa học Cây có tính độc, rất ngứa nên còn được gọi là cây ngứa. Lông cây nàng hai khi dính vào da sẽ gây ngứa, nổi đỏ rất khó chịu bởi trong lông có chứa dịch chất acide formique, chất này gây ngứa, khiến người bị tiếp xúc gãi liên tục gây nổi mụn. * Công dụng của cây nàng hai Những thông tin về cây nàng hai khá ít ỏi, vị thuốc này mới  được sử dụng trong phạm vi nhân dân. Cây thường dùng để điều trị một số bệnh sau: Tác dụng điều trị sốt kéo dài Tác

Ngũ gia bì, cây chân chim (lá lằng)

Tên khác của Ngũ gia bì Ngũ gia bì còn có tên gọi là Cây chân chim ( cùng họ với Nhân sâm ), một số địa phương miền núi phí Bắc còn gọi là : Cây lá lằng, cây đáng, cây chân vịt, Sâm nam, may tảng … Tên khoa học Acanthopanax aculeatus Seem. Khu vực phân bố Ở Việt nam Cây ngũ gia bì (chân chim) thường mọc hoang dại ở khắp các sườn đồi từ Bắc trí Nam, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía bắc. Ở tỉnh Hòa Bình cây chân chim mọc rất nhiều ở sườn đồi và ven suối. Bộ phận dùng Điểm đặc biệt của Ngũ gia bì, chân chim là không sử dụng toàn bộ thân làm thuốc. Mà chỉ dùng vỏ của thân, vỏ của rễ và rễ nhỏ để dùng làm thuốc Ngoài ra lá cũng được dùng làm thuốc điều trị sưng đau. Cách chế biến và thu hái Cách chế biến đơn giản nhất là rửa sạch đất cát, bóc lấy vỏ hoặc thái mỏng nếu lá rễ nhỏ, rồi phơi hoặc sao khô. Thành phần hóa học Trong cây thuốc có các hoạt chất: Saponin, tanin, tinh dầu. Tính vị Ngũ gia bì có vị đắng chát, tính mát * Công dụng Tác dụng làm vị thuốc